Thông tin chứng khoán: Đỉnh dịch là đáy chứng khoán, nên cắt lỗ hay ngồi im “gồng lỗ”

Thông tin chứng khoán

Khi số ca nhiễm tại ấn độ tăng lên thì thị trường chứng khoán đã điều chỉnh khoảng 10%. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì thị trường đã tăng vượt mức đỉnh cũ. Trong cả tuần vừa qua, nhiều cổ phiếu đã hồi phục khá mạnh mặc dù Vn- Index có phiên giảm hơn 24 điểm ngày cuối tuần qua. Theo kết quả đánh giá cơ bản của TCC thì trong thời gian tới về cơ bản đỉnh địch sẽ là đáy. Để hiểu rõ hơn về diễn biến, mời các bạn tham khảo bài viết Thông tin chứng khoán: Đỉnh dịch là đáy chứng khoán, nên cắt lỗ hay ngồi im “gồng” sau đây.

Thanh khoản tăng mạnh, Nhà đầu tư tranh thủ giá tốt mua

Thanh khoản tăng mạnh trong phiên giảm điểm nói trên cho thấy nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ giá tốt mua vào để đảo hàng trong danh mục và đón sóng mới. Nhìn xa hơn, thị trường sẽ hồi phục khi dịch bệnh sớm hay muộn sẽ được khống chế khi đã thực hiện giãn cách nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành phố.

Trong kịch bản lạc quan nhất, dịch bệnh sẽ giảm dần trong tháng 8 và tỷ lệ tiêm vắc – xin đạt 30% dân số vào cuối năm và 70% vào quý II năm sau thì việc giãn cách theo Chỉ thị 16 tại nhiều tỉnh; thành phố trong 1-2 tháng không ảnh hưởng quá nhiều đến tốc độ tăng trưởng; lợi nhuận của các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.

Diễn biến thị trường chứng khoán VN năm 2021

Vì sao đỉnh dịch là đáy chứng khoán?

Thống kê lại số liệu dịch bệnh

Kinh nghiệm của các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cho thấy; đỉnh dịch là đáy chứng khoán. Một ví dụ được nhắc đến nhiều nhất là Ấn Độ; khi số ca mắc Covid ở nước này đạt đỉnh vào tháng 5/2021; thì chứng khoán cũng tạo đáy và đi lên.

Tại Canada, theo số liệu của Health Canada; đợt bùng phát Đại dịch Covid-19 lần thứ 2 bắt đầu vào tháng 9/2020 với số ca nhiễm mỗi ngày 2.000 – 3.000 người; và đạt đỉnh 9.000 ca nhiễm mỗi ngày trong tháng cuối năm 2020 và tháng 1/2021. Các địa phương có mức độ lây nhiễm nghiêm trọng nhất của quốc gia này thực hiện giãn cách nghiêm ngặt và cùng lúc đó; việc tiêm chủng hàng loạt tại Canada bắt đầu.

Vào cuối tháng 3/2021 khi làn sóng lây nhiễm thứ hai giảm dần; Canada dỡ bỏ một số biện pháp giãn cách. Nhưng đối phó với Covid là không hề dễ dàng; ngay cả với những quốc gia nhiều nguồn lực như Canada khi làn sóng lây nhiễm thứ 3; thúc đẩy bởi các chủng vi – rút biến thể siêu lây nhiễm; khiến số người mắc Covid lập đỉnh vào tháng 4/2021; và các hạn chế ở cấp độ cao lại được thực hiện.

Covid – 19 ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán

Chỉ số chứng khoán tại Canada bật tăng mạnh, giao dịch khá cân bằng

Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, với hơn 50% dân số Canada trên được tiêm chủng ít nhất một liều; các hạn chế bắt đầu được dỡ bỏ dần và số liệu của Health Canada cho thấy; số ca nhiễm covid ở quốc gia này thời điểm tháng 7 đã xuống rất thấp.

Tương ứng với đó, S&P/TSX – chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Canada – từ mức đáy 19.065 điểm vào thời điểm 4/5/201 đã bật tăng mạnh; và giao dịch khá cân bằng ở mốc trên 20.000 điểm từ trung tuần tháng 6/2021 đến nay.

Sở dĩ góc nhìn tuần này đề cập khá kỹ đến câu chuyện Canada; bởi quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam; nhất là thời điểm đợt dịch gay gắt nhất bùng phát song song với việc bắt đầu chiến dịch tiêm chủng mở rộng.

Điểm chung giữa các biểu đồ dịch ở hai nước là thời gian từ khi thực hiện giãn cách cao độ đến khi dịch đạt đỉnh và giảm về mức thấp như trước giãn cách; kéo dài 2 – 4 tháng tùy theo mức độ nghiêm trọng và số địa phương áp dụng giãn cách theo các điều kiện khác nhau.

Một số lời khuyên từ Nhà Đầu tư chứng khoán lúc dịch bệnh

Và cuối cùng, theo kinh nghiệm quốc tế, vắc – xin là yếu tố quan trọng để kiềm chế dịch bệch; cụ thể khi tỷ lệ tiêm chủng trong dân số đạt được các mốc quan trọng 30 – 50 và 70%.

Từ câu chuyện Covid-19 ở Canada và mối tương quan với thị trường chứng khoán; cũng như điểm tương đồng với diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam; Báo Đầu tư Chứng khoán hy vọng rằng; đó phần nào sẽ là điểm tựa thông tin để để nhà đầu tư đánh giá tác động của đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đến thị trường chứng khoán; cũng như tiên lượng được tác động của quá trình tiêm chủng đang được mở rộng tại Việt Nam.

Cho dù sớm hay muộn, dịch bệnh cũng sẽ được kiểm soát và nền kinh tế trên đà phục hồi; sẽ đem lại nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn trên thị trường chứng khoán như được đề cập; phân tích trong Tiêu điểm số báo này.

Tùy theo khẩu vị đầu tư, nhà đầu tư có thể bắt đầu săn hàng; cơ cấu lại danh mục khi giá tốt, hoặc tiếp tục chờ đợi xu hướng chắc chắn hơn; nói cách khác là thời điểm này có thể nghỉ ngơi nhưng đừng rời bỏ thị trường.

Về góc nhìn kỹ thuật

VN - index có thể đạt 1.250 điểm vào cuối năm

Theo chuyên gia của TCSC, chỉ mới cách đây khoảng 2 tuần; Việt Nam vẫn tự hào là thị trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới (sau UAE); với mức tăng 28,7% trong 6 tháng đầu 2021. Tuy nhiên, kể từ đầu quý III/2021 đến nay; thị trường đã trải qua đợt điều chỉnh khá mạnh với mức giảm 12,5% từ đỉnh 1.420; và hiện tại đang tăng khoảng 12,65% so với đầu 2021; tương đương một số thị trường khu vực như Hàn Quốc, Ấn Độ…

TCSC xem xét chỉ số VN-Index trong 5 năm qua cùng với đường MA100; MA200 và nhận thấy rằng có sự “di chuyển về đường trung bình – revert to mean” khi giá index cách đường MA 200 khoảng 280-300 điểm. Ví dụ như năm 2018, COVID 19 vào tháng 3/2020 và trong 1 tháng qua; do đó TCSC đánh giá VN-Index có khả năng sẽ quay về đường trung bình MA200, vào khoảng 1.150 – 1.200 điểm. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp với tình hình dịch bệnh để đánh giá thêm sự điều chỉnh của thị trường sẽ đến đâu.

Về danh mục đầu tư khuyến nghị; TCSC khuyến nghị danh sách bao gồm 8 cổ phiếu có nền tảng cơ bản rất tốt; và khả năng phục hồi mạnh sau dịch như TCB, VHM, VNM, MWG, QTP, HDG, PTB, QNS.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.