Kiên quyết điều chuyển vốn các dự án chậm giải ngân ở Đắk Lắk

Chuyển vốn các dự án chậm giải ngân ở Đắk Lắk

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa ban hành chỉ thị về việc yêu cầu thúc đẩy tốc độ điều chuyển vốn của một số dự án có tốc độ giải ngân chậm bởi mức giải ngân vốn đầu tư công rất thấp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cùng phối hợp với các ban ngành tập trung, giám sát việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân theo quy định của nhà nước. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk phải đưa ra các chế tài xử phạt những chủ đầu tư chậm giải ngân.

Chuyển vốn các dự án chậm giải ngân

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước; năm 2021 đạt 95% đến 100% kế hoạch vốn được giao. Trong đó quý III/2021 phải giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch. Bên cạnh đó, gắn trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu các cơ quan; đơn vị và địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, làm rõ nguyên nhân các công trình, dự án chậm tiến độ; đưa kết quả giải ngân vốn đầu tư công là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương

Chuyển vốn các dự án chậm giải ngân

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu phải có biện pháp cụ thể, quyết liệt đối với các chủ đầu tư, nhà thầu không đủ năng lực, để thi công xây dựng công trình, thực hiện dự án. Kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, còn thiếu vốn.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tính đến ngày 30/6, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước; năm 2021 giao thực hiện dự án là 3.344,609 tỷ đồng; tuy nhiên đến hết tháng 6/2021 chỉ giải ngân đạt 19,43% kế hoạch; trong đó vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 20,43% kế hoạch, ngân sách địa phương đạt 18,7% kế hoạch…

Xử lý trách nhiệm chậm giải ngân đầu tư công

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là liệu có thể quy trách nhiệm và xử lý chế tài được không? Về lý thuyết, có các hình thức xử lý trách nhiệm sau: trách nhiệm theo từng nhiệm vụ được giao; trách nhiệm trong vai trò của người quản lý/lãnh đạo chung; trách nhiệm gắn với các tiêu chí về thi đua, khen thưởng, đánh giá; cân nhắc trong vấn đề đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, thăng chức; trách nhiệm về hành chính và tài chính; giảm kế hoạch ngân sách vốn đầu tư cho năm sau hoặc giai đoạn sau; điều chuyển vốn cho bộ, ngành/địa phương thực hiện tốt; xử lý trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế, việc xử lý trách nhiệm là không dễ. Nhiều luật được xây dựng, nhưng không có điều khoản chế tài hoặc chế tài chung chung. Nhiều luật được xây dựng không theo nguyên lý của luật pháp. Nói khác đi, tên là luật, nhưng thực ra chỉ như một tài liệu hướng dẫn; quy trình thực thi và thường thiếu quy định về chế tài.

Chẳng hạn, một trong những trục trặc được chỉ ra ở trên là việc phân cấp quản lý đầu tư công; hiện nay có quá nhiều bất cập. Cách đây hơn 10 năm, vốn đầu tư công phân cấp cho địa phương chiếm 50% tổng vốn đầu tư công; đến nay cơ cấu ngày càng thiên về địa phương 60-40. Theo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách trong năm nay; ngân sách địa phương chiếm đến hơn 80%; trong khi ngân sách trung ương chỉ chiếm chưa tới 20%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.