Đón nhận một phiên sụt giảm trong giao dịch chứng khoán sáng 20/7, tâm lý các nhà đầu tư có vẻ đi xuống. Nhiều người nghĩ đến vùng điểm hỗ trợ tiếp theo của VN-Index sẽ là 1.200-1.220. Tình hình chỉ số khá bi quan, thể hiện qua việc VN-Index lao dốc xuống dưới đường SMA 100 ngày. Dòng tiền không quá ổn định nên các nhà đầu tư cần thận trọng trong việc đặt lệnh. Tuy nhiên, trong dài hạn, các chuyên gia thị trường tin rằng tình trạng sẽ được phục hồi trong các phiên giao dịch cuối tháng này. Cùng chúng tôi phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán phiên chiều 20/7 trong bài viết sau nhé.
Diễn biến giao dịch sáng ngày 20/7
Quay lại với diễn biến giao dịch sáng 20/7; thị trường đã tạm thời ngắt được đà rơi và chuyển sang trạng thái giằng co; rung lắc quanh tham chiếu với biên độ hẹp. Chủ yếu do sự phân hóa mạnh nhỏ nhóm bluechip.
Ở nhóm cổ phiếu lớn, đáng chú ý là MWG đã tăng tốt nhất nhóm, nhích hơn 3%. Sau phiên hôm qua mất điểm mạnh nhất trong các bluechip. Trong khi VRE, VJC đang tạo gánh nặng lớn khi nới đà giảm.
Trên bảng điện tử, nhóm cổ phiếu dược phẩm, y tế vẫn đang có sức bật tốt hơn cả với VMD; DBT; VPS; JVC tăng kịch trần từ sớm.
Đáng chú ý khác tại một mã có phiên giao dịch đầu tiên trên UpCoM là VBA của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank). Với giá tham chiếu 13.500 đồng và đã nhanh chóng tăng vọt lên mức giá trần +40% lên 18.900 đồng. Khớp gần 1,5 triệu đơn vị sau hơn 1 giờ giao dịch…
Một tân binh khác mới chào sàn HNX là KHG của CTCP Bất động sản Khải Hoàn Land đã tăng mạnh hơn 9% trong phiên sáng nay lên hơn 21.000 đồng. Sau khi tăn hết biên độ trong phiên hôm qua.
Phân tích tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 20/07/2021, VN-Index tiếp tục xuất hiện trạng thái điều chỉnh sau khi đã rơi xuống dưới đường SMA 100 ngày và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%. Qua đó cho thấy tình hình của chỉ số đang khá bi quan.
Khối lượng giao dịch duy thường xuyên trồi sụt quanh mức trung bình 20 phiên chứng tỏ dòng tiền đang không quá ổn định. Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn duy trì những tín hiệu tiêu cực chứng tỏ nhịp điều chỉnh sẽ có thể tiếp tục diễn ra.
Trong thời gian tới, chỉ số sẽ có thể về test lại vùng 1,200-1,220 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 50%). Trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020) cũng đang hiện diện gần vùng này nên độ tin cậy được tăng lên.
Phân tích tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 20/07/2021, HNX-Index tiếp tục test vùng hỗ trợ 290-300 điểm (đỉnh cũ tháng 04/2021). Với mẫu hình nến gần giống Doji cho thấy sự giằng co của nhà đầu tư đang diễn ra tại đây,
Nếu vùng này vẫn trụ vững thì có thể hi vọng tình hình sẽ tích cực hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng này bị phá vỡ hoàn toàn thì tình hình sẽ rất bi quan.
Khối lượng giao dịch trung bình vẫn đang duy trì đà giảm cho thấy nhà đầu tư đang hạn chế giao dịch trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strength Index đang tiêu cực. Vì vậy, khả năng chỉ số tiếp tục điều chỉnh là khá cao.
Giá cổ phiếu HII đã rơi xuống dưới các đường MA
Giá cổ phiếu đã rơi xuống dưới các đường MA quan trọng. Bên cạnh đó, đường SMA 50 ngày đã cắt xuống dưới đường SMA 100 ngày. Khối lượng giao dịch thường xuyên nằm dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã về gần vùng 15,500-16,500 (tương đương với đỉnh cũ tháng 11/2020). Đây sẽ là hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu và nhiều khả năng giá sẽ có thể xuất hiện giằng co tại đây. Nếu vùng này được giữ vững thì tình hình sẽ có thể tích cực trở lại.
Chỉ báo MACD Histogram đang đi ngang. Chỉ báo Stochastic Oscillator đang giằng co trong vùng quá bán (oversold). Nếu chỉ báo có thể vượt lên trên được vùng này thì nhịp hồi phục sẽ có thể xuất hiện.
Giá cổ phiếu LPB tiếp tục điều chỉnh
Trong phiên giao dịch sáng ngày 20/07/2021, giá cổ phiếu LPB tiếp tục điều chỉnh sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ 27,000-28,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% và đường SMA 50 ngày).
Hiện tại, giá đang hướng về vùng hỗ trợ gần nhất là vùng 22,000-23,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% và đường SMA 100 ngày). Nếu cổ phiếu đánh mất vùng này thì tình hình sẽ rất bi quan.
Khối lượng giao dịch trung bình duy trì đà giảm cho thấy dòng tiền của LPB khá yếu. Chỉ báo Relative Strength Index đang rơi về gần vùng oversold. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD tiếp tục lao dốc sau khi cắt xuống dưới ngưỡng 0. Những tín hiệu này cho thấy khả năng giảm giá là vẫn còn.