Đại dịch bệnh Covid-19 diễn ra, gây ảnh hưởng khá lớn tới tất cả các ngành nghề kinh doanh. Ngành hàng không và thép cũng không ngoại trừ và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch. Tuy nhiên, trong phiên sáng 2/8 cổ phiếu các ngành này diễn biến rất tiêu cực. Cụ thể, cổ phiếu ngành thép đồng loạt tăng giá, các ngành cổ phiếu trụ cột ngành hàng không cũng tăng không hề kém cạnh: ACV tăng 0,9%, VJC tăng 1,2%, VTR tăng 3%, HVN tăng 6%. Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao cổ phiếu các ngành trên lại tăng? Tăng như thế nào? Bài viết “Cổ phiếu trụ cột ngành hàng không và ngành thép đồng loạt tăng trong phiên sáng 2/8” sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên.
Diễn biến một số nhóm cổ phiếu trong phiên sáng 2/8
Các cổ phiếu trụ cột ngành hàng không như: ACV tăng 0,9%, VJC tăng 1,2%, VTR tăng 3%, HVN tăng 6%.
Cổ phiếu ngành thép cũng đồng loạt tăng giá như HPG tăng 0,7%; HSG tăng 1,3%, POM tăng 1,5%, NKG tăng 3%, TLH tăng 3,1%.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn đầu ngành tăng rất tích cực như: BID tăng 4,1%, GAS tăng 3,6%, MWG tăng 3,3%, BVH tăng 2,7%, FPT; và POW đều tăng 1,9%, NVL tăng 1,85, VIC tăng 1,7%… Đây là động lực lớn giúp chỉ số VN-Index tiếp đà hồi phục từ tuần trước.
Sắc xanh lan tỏa trong nhóm cổ phiếu chứng khoán. Hàng loạt mã ở chiều tăng giá như: SSI, VND, VDS, VCI, SBS, MBS, HCM, FTS…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều tăng giá, đáng chú ý NVB tăng tới 9,8% lên giá trần 24.700 đồng/cổ phiếu. Các mã BID, VBB, VAB, SGB, OCB, NAB, HDB, BAB cũng ở chiều giá xanh. Trong khi đó ACB, CTG, EIB, MSB, LPB, KLB, PGB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB ở chiều giá đỏ.
Diễn biến khối ngoại
Về diễn biến khối ngoại sáng nay, khối này mua ròng hơn 42 tỷ đồng trên HOSE, 3,48 tỷ đồng trên HNX và chỉ bán ròng hơn 37 triệu đồng trên UPCOM.
Cuối phiên giao dịch sáng 2/8, VN-Index tăng 7,62 điểm lên 1.317, 67 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 342 triệu đơn vị, tương ứng hơn 11.119 tỷ đồng. Toàn sàn có 197 mã tăng giá, 33 mã đứng giá và 174 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 1,68 điểm lên 316,53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 61 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.505,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng giá, 195 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
UPCOM-Index tăng 0,46 điểm lên 87,39 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 31 triệu đơn vị, tương ứng hơn 653 tỷ đồng. Toàn sàn có 124 mã tăng giá, 699 mã đứng giá và 80 mã giảm giá.
Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm cũng nằm trong xu hướng chung của các thị trường chứng khoán tại châu Á.
Phiên sáng 2/8, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 1,7% lên 27.742,28 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,9% lên 26.187,41 điểm còn chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 1% lên 3.429,77 điểm.
Các thị trường Sydney, Seoul, Wellington, Manila tăng điểm trong khi hai thị trường Singapore và Jakarta đi xuống…
Ngành thép được đánh giá có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất thép của thế giới
Đánh giá về triển vọng ngành thép 6 tháng cuối năm 2021; đa phần các công ty chứng khoán đều cho rằng động lực của nhóm này còn rất tốt trong 6 tháng tới.
Đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các công ty thép hàng đầu như HPG, HSG và NKG; sẽ tiếp tục tối thiểu đến hết quý 3/2021; nhờ các hợp đồng giao hàng trong 3-4 tháng tới đã được ký kết với khách hàng.
VnDirect cũng kỳ vọng tăng trưởng kép sản lượng tiêu thụ thép xây dựng; sẽ đạt 12% trong giai đoạn 2021-2022 nhờ việc: Tăng tốc phát triển hạ tầng trong nửa sau 2021-2022; nhờ vào việc đẩy mạnh đầu tư công và Thị trường bất động sản nhà ở sẽ nóng trở lại trong năm 2021; do lãi suất giảm và nguồn cung mới mở bán cao hơn.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ tôn mạ sẽ tăng trưởng kép 16% trong giai đoạn 2021-2022 nhờ việc: làn sóng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam của các doanh nghiệp FDI; và sản lượng xuất khẩu cao hơn do nhu cầu thế giới thép thế giới mạnh mẽ.
Đặc biệt, Việt Nam hiện đang sở hữu nhiều cơ hội trở thành trung tâm sản xuất thép mới của thế giới. Động lực đến từ nhu cầu nội địa về đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư lớn; Việt Nam có chi phí nhân công rẻ hơn so với các quốc gia sản xuất thép hàng đầu khác; và nhờ sở hữu đường bờ biển dài và nhiều cảng nước sâu; Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất thép quy mô lớn.