Dịch covid 19 hiện đang diễn ra phức tạp gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống. Nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn đặc biệt là quá trình sản xuất và phát triển kinh doanh. Đại dịch covid 19 bùng nổ trên khắc các quốc gia. Việt nam hiện có số ca nhiễm tăng cao gây ra nhiều bất ổn trong xã hỗi. Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như người lao động trong mùa dịch covid 19. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã có đề xuất với chính phủ về chính sách hỗ trợ. Trong đó chính là đề xuất việc miễn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Vì dịch diễn biến phức tạp nguy cơ lây nhiễm cao, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, lao động không có việc làm nhiều. Chính vì vậy việc hỗ trợ đóng bảo hiểm là vấn đề cấp thiết.
Người lao động được miễn đóng bảo hiểm y tế 8 tháng
Theo đó, BHXH Việt Nam thống nhất miễn đóng BHYT đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng tiền lương tại những đơn vị bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tối thiểu và người lao động miễn đóng BHYT 1,5%.
Ngày 11.6, Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết BHXH Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ LĐ-TB-XH thống nhất với kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất chính sách miễn đóng BHYT đối với người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng tiền lương tại những đơn vị bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian miễn đóng tối đa 8 tháng, tính từ tháng 6.2021 – 1.2022.
BHXH cũng đồng ý chính sách duy trì thẻ BHYT đối với người lao động bị mất việc, trong thời gian tối đa 8 tháng. Đối tượng được hưởng chính sách này phải có thời gian tham gia BHYT đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị mất việc… Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, nội dung kiến nghị thay đổi trách nhiệm đóng BHYT là việc quyết định hưởng chính sách đối với người lao động trong thời gian không tham gia đóng BHYT vượt quá thẩm quyền của Chính phủ.
Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bởi dịch covid 19
Trước đó, nhằm bảo đảm quyền lợi cho đoàn viên; người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản đề xuất Chính phủ và các bộ; ngành liên quan xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng tiền (mức 1 triệu đồng/người/lần); cho người lao động phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc. Tuy nhiên, tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận quy định tại Điều 99; Bộ luật Lao động năm 2019 lại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; ở các cấp mầm non đến trung học phổ thông bị tạm ngừng hoạt động; theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, cho phép người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong những tháng tạm hoãn hợp đồng lao động. Nghỉ việc không hưởng lương với mức đóng là người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tối thiểu. Và người lao động đóng 0% (miễn đóng 1,5%) trong 8 tháng, tính từ tháng 6/2021 đến hết tháng 1/2022.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng đề nghị khi ban hành các chính sách này cần cụ thể trách nhiệm của các tổ chức. Cá nhân trong việc xác định đối tượng hỗ trợ. Trước đó, theo dự kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Số lượng người được hỗ trợ miễn đóng BHYT là 50.000 người, với tổng số tiền là 33,6 tỉ đồng.