Thời gian gần đây, giá gas có sự biến động khá mạnh. Từ ngày 1/8 bình 12 kg được điều chình tăng 12.000 đồng/kg. Lý giải nguyên nhân do sự tăng giá này là do giá mua bán xăng dầu thế giới tăng và do ảnh hưởng của dịch covid-19. Vì thế, các công ty bán xăng lẻ phải thay đổi mức giá bán ra. Đây có thể nói là sự biến động hợp lý và đã được dự đoán trước. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về giá gas từ ngày 1/8 và định hướng phát triển của thị trường gas trong nước trong giai đoạn này.
Giá gas tiếp tục tăng từ ngày 1/8
Từ hôm nay (1/8), giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg. Đây là tháng thứ 3 giá gas tăng liên tiếp với tổng mức tăng 56.000 đồng/bình 12kg. Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh gas, từ ngày hôm nay (1/8), giá gas bán lẻ trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình loại 12kg.
Cụ thể, Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương thông báo: từ 1/8, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp tăng 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá gas Pacific Petro, City Petro, Vimexco Gas tăng 12.000 đồng/bình loại 12 kg và tăng 40.000 đồng/bình loại 45kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 440.000 đồng/bình 12kg và 1.648.500 đồng/bình 45kg.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng thông báo giá bán PetroVIETNAM Gas cũng tăng 12.000 đồng bình 12kg và 45.000 đồng bình 45/kg, tương ứng mức tăng 1.000 đồng/kg. Sau khi tăng, giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 416.400 đồng/bình 12kg và 1.561.795 đồng/bình 45kg. Đại diện Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết, từ 1/8, giá gas tăng 12.000 đồng bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 417.000 đồng/bình 12kg.
Lý giải nguyên nhân vì sao giá gas tháng 8 tăng mạnh, các đơn vị kinh doanh gas cho biết; giá giao dịch gas trên thị trường thế giới vào tháng 8 tăng mạnh, ở mức 657,5 USD/tấn; tăng 37,5 USD so với tháng 7. Do đó, các đơn vị kinh doanh gas trong nước phải điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ.
Định hướng phát triển của thị trường gas
Về định hướng phát triển: Tại khu vực Bắc Bộ, từng bước nghiên cứu; triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG để duy trì khả năng cung cấp khí; cho các hộ công nghiệp khi nguồn khí khu vực Bắc Bộ suy giảm; phát triển các nhà máy điện sử dụng LNG theo quy hoạch điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khu vực Trung Bộ, từng bước nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nhập khẩu; phân phối LNG khi nguồn khí trong khu vực suy giảm; và trong trường hợp xuất hiện thêm các hộ tiêu thụ mới. Khu vực Đông Nam Bộ, triển khai xây dựng hệ thống kho, cảng nhập khẩu LNG; để bổ sung nguồn khí trong nước suy giảm và cung cấp cho các nhà máy điện; theo quy hoạch điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2021; có xét đến năm 2030 yêu cầu: Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp; và phân bố các nguồn nhiên liệu. Nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): Đến năm 2020, tổng công suất 9.000 MW; sản xuất 44 tỷ Kwh điện, chiếm 16,6% sản lượng điện sản xuất; năm 2025 tổng công suất khoảng 15.000 MW, sản xuất 76 tỷ Kwh điện, chiếm 19% sản lượng điện sản xuất; năm 2030 tổng công suất khoảng 19.000 MW; sản xuất khoảng 96 tỷ Kwh điện, chiếm 16,8% sản lượng điện sản xuất.