Hướng dẫn ngân hàng nhà nước mua trái phiếu chéo

ngân hàng nhà nước mua trái phiếu chéo

Ngân hàng nhà nước là cơ quan đảm trách việc phát hành, quản lý tiền tệ. Tham mưu các chính sách liên quan đến Vấn đề phát hành tiền tệ, chính sách về lãi suất, chính sách tỷ giá… Trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng là thuộc sở hữu của nhà nước. Những ngân hàng này đã có những đóng góp rất lớn cho xã hội. Họ đã cùng nhau tồn tại và phát triển đi lên. Nắm bắt cơ hội này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc ngân hàng mua trái phiếu của nhau. Cùng bbrez điểm qua những thông tin cụ thể ngay dưới đây nhé!

Ngân hàng mua trái phiếu lẫn nhau?

Ngân hàng mua trái phiếu lẫn nhau?

Theo báo cáo tài chính quí 3-2020 mới công bố. Số dư chứng khoán nợ do các TCTD khác trong nước phát hành. Vietcombank đang nắm giữ đến cuối tháng 9 là hơn 55.500 tỉ đồng, tăng hơn 19.700 tỉ đồng. Tương đương 55% so với cuối năm 2019. Trong đó giá trị chứng khoán nợ nắm giữ đến ngày đáo hạn là hơn 36.400 tỉ đồng, tăng 13.800 tỉ đồng, tương ứng 61%. Đáng lưu ý là lượng trái phiếu nắm giữ tăng thêm của các ngân hàng cũng khá tương đồng.

Với giá trị trái phiếu mà chính các ngân hàng phát hành thêm trong chín tháng đầu năm nay, càng củng cố giả thiết các NHTM đang mua trái phiếu lẫn nhau. Các ngân hàng mua, bán trái phiếu phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán. Nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại thông tư này.

Ban hàng Thông tư số 12/2021/TT-NHNN

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hàng Thông tư số 12 /2021/TT-NHNN. Quy định về việc tổ chức tín dụng mua bán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành trong nước. Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là ngân hàng) mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Trái phiếu do ngân hàng khác phát hành trong nước chưa đến hạn thanh toán. Thông tư này không điều chỉnh đối với các hoạt động mua, bán giấy tờ có giá của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Mua, bán trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành được Chính phủ bảo lãnh.

Ngoài ra, một số hoạt động khác cũng không nằm trong phạm vi của thông tư này.  Đó là phát hành giấy tờ có giá trong nước của ngân hàng nước ngoài. Mua lại và hoán đổi trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành. Mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá do xử lý tài sản bảo đảm.

Quy định của thông tư 12

giao dịch tại ngân hàng

Thông tư 12 quy định, các ngân hàng được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp. Với nội dung ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Bên mua, bên bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua, bán giấy tờ có giá phù hợp. Với quy định tại thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán giấy tờ có giá là đồng Việt Nam. Giấy tờ có giá được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán. Chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi. Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp. Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật. Không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.

Các ngân hàng chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi. Đối với giấy tờ có giá của công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành. Các ngân hàng chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

Thông tư 12 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/10/2021./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.