Thành phố Phú Quốc chiếm đến hơn 98% tổng số vốn đầu tư 359 tỷ đồng trong lĩnh vực du lịch tại Kiên Giang. Sở du lịch Kiên Giang cho biết, trong nữa đầu năm nay, tỉnh này có 02 dự án đầu tư phát triển du lịch với vốn đầu tư hơn 1.036,71 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 nên lượng khách đến tham quan Phú Quốc giảm rõ rệt, chỉ hơn 2.,3 triệu lượt khách du lịch giảm 3,7 %so với năm ngoái. Kiên Giang cũng đang thực hiện các biện pháp tập trung phát triển du lịch sau khi bị ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19.
Phú Quốc thu hút đầu tư
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang thu hút 327 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch; với tổng diện tích 10.162 ha và tổng vốn đầu tư là 359.480 tỷ đồng. Riêng địa bàn thành phố Phú Quốc có 285 dự án đầu tư du lịch (chiếm 86% dự án đầu tư du lịch toàn tỉnh), với diện tích 9,661 ha và tổng vốn đầu tư là 353.536 tỷ đồng (chiếm trên 98% số vốn đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh).
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên trong những tháng qua, lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang đã bị sụt giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Kiên Giang đón hơn 2,3 triệu lượt du khách, giảm 3,7% so với cùng kỳ, đạt trên 33% kế hoạch năm; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.683 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ, đạt 21% kế hoạch năm.
Kiên Giang đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ
Nhằm phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, tỉnh Kiên Giang đang triển khai đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ kết nối với các điểm du lịch trong Tỉnh; hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển du lịch, như: Dự án đường vào Khu Du lịch Ba Hòn (Đường từ cây xăng Bình Phận – Mộ Chị Sử – Hòn Đất); Dự án nâng cấp mở rộng đường trục chính vào Điểm du lịch Cây Gòn (Đoạn từ Cây Gòn đến Kênh 14 – U Minh Thượng); Dự án nâng cấp mở rộng đường quanh núi Hòn Me (Đoạn đường trên thân đê + đoạn từ UBND xã Thổ Sơn đến Ngã Ba Cống Hòn Quéo – Hòn Đất).
Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo Sở Du lịch ;khẩn trương hoàn thành chương trình kích cầu du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tham gia. Xây dựng kịch bản và chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón khách du lịch trở lại; theo mô hình “Hộ chiếu vắc-xin”. Trước mắt, nghiên cứu việc mở lại thị trường du lịch trong nước đối với người dân đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin có nhu cầu du lịch và nhân rộng mô hình, tiến tới đón khách quốc tế từ các thị trường tiềm năng.
Một số giải pháp thu hút đầu tư vào du lịch
Tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo quy trình một cửa; một cửa liên thông trong cấp phép đầu tư, xây dựng…; thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp; nhà đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn,;huy động có hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Cần chú trọng chất lượng, hiệu quả của dự án, tuân thủ quy hoạch phát triển ngành; tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát; có chế tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư; trong việc thực hiện dự án về quy mô, tiến độ và các nghĩa vụ khác; trong đó vấn đề môi trường là quan trọng nhất. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước; để kêu gọi đầu tư, phát triển thương mại và du lịch.
Tập trung rà soát bổ sung, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch
Rà soát quy hoạch Du lịch, đẩy mạnh công tác giám sát quy hoạch; khuyến khích nhân dân, nhà đầu tư tham gia vào công tác quy hoạch. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ; tiếp cận thị trường, đào tạo lao động…, để thu hút đầu tư. Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư.
Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động qua đào tạo có tay nghề; việc cải thiện chất lượng nguồn lao động sẽ tăng sức hấp dẫn trong môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Kêu gọi đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.