Lợi nhuận ngành ngân hàng ở quý 3 và quý 4 có thể ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Đặc biệt là ở các tháng 7 và tháng 8. Bên cạnh ở thời điểm nửa đầu năm 2021, ngoài ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 còn có những yếu tố thuận lợi giúp tốc độ tăng trưởng của ngân hàng được nâng lên.Để giúp ngân hàng vượt qua khó khăn mùa dịch. Mới đây ngân hàng nhà nước đã cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ và giảm phần trăm lãi nợ của khách hàng. Vì thế các ngân hàng không nên hoang mang, lo lắng về kế hoạch lợi nhuận bị giảm sút. Để nắm bắt rõ thông tin mời quý bạn đọc cập nhật thông tin dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất.
Lợi nhuận toàn thị trường lần đầu tăng trưởng dương trong năm 2020
Theo ước tính của VNDIRECT, tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (sàn HOSE, sàn HNX và UPCOM) tăng 15,6% so với cùng kỳ trong quý IV/2020. Cho cả năm, tổng lợi nhuận và doanh thu năm 2020 lần lượt giảm 5,3% và 5,4% so với cùng kỳ, phù hợp với dự báo trước đó của VNDIRECT.
Trong 46 công ty trong coverage của VNDIRECT đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020, 52% doanh nghiệp có lợi nhuận theo sát dự phóng, 24% vượt kỳ vọng và 24% thấp hơn dự phóng của VNDIRECT.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết, Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 25.200 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019, một số chỉ tiêu khác như tổng tài sản tăng 6%, huy động vốn thị trường 1 tăng 8%, tín dụng tăng 12% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
Năm 2021, MB đưa ra kế hoạch kinh doanh khá thách thức với lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 25-30% so với thực hiện năm 2019, tương đương đạt hơn 14.600 tỷ đồng; tổng tài sản tăng khoảng 15% lên 545.000 tỷ đồng; tín dụng tăng trưởng theo chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước giao, nhưng phấn đấu ở mức cao nhất; tỷ lệ nợ xấu ngân hàng hợp nhất dưới 1,3%.
Các chuyên gia chia sẻ về giá cổ phiếu
Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB); chia sẻ ngân hàng huy động vốn từ tổ chức, dân cư và thị trường 2; sau đó đem nguồn vốn này cho vay với lợi suất cao hơn lãi trả cho người gửi tiền. Tuy nhiên, ngân hàng phải kiểm soát được nợ xấu của các khoản vay này; đồng thời đảm bảo thanh khoản. Ngân hàng còn các nguồn thu các như nghiệp vụ bảo lãnh, phái sinh,; đầu tư trên thị trường vốn, tiền tệ,… Ngân hàng truyền thống sẽ có 70-80% nguồn thu nhập từ tín dụng; 10-20% từ phí dịch vụ, và trên dưới 10% đến từ các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ; kinh doanh giấy tờ có giá…
Ngân hàng khác với các doanh nghiệp khác, phải hoạt động theo những gì được cho phép; bị giới hạn bởi nhiều chỉ số khác nhau, nên vấn đề làm sao để duy trì hoạt động lành mạnh; đảm bảo tuân thủ pháp luật là vấn đề đối với các ngân hàng.
Bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư – CTCK SSI chia sẻ; trong nửa đầu năm nay, giá cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng tốt đi cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực. Trung bình ngân hàng niêm yết tăng trưởng lợi nhuận khoảng 60% trong nửa đầu năm nay.
Các yếu tố giúp ngân hàng tăng trưởng tốt
Nguyên nhân theo bà Phương là do nửa đầu năm 2020 bị ảnh hưởng dịch Covid-19; nên nửa đầu năm nay dựa trên nền so sánh thấp của năm trước thì nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tốt. Thêm nữa, liên quan đến chu kỳ kinh tế; lãi suất giảm liên tục và duy trì thấp trong thời gian dài tạo thuận lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có 3 nguyên nhân chủ quan dẫn đến lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng tốt hơn. Thứ nhất, khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng tại thời điểm này tốt hơn trước rất nhiều, giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro nếu có xảy ra.
Thứ nhất, khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng tại thời điểm này tốt hơn trước rất nhiều; giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro nếu có xảy ra.
Thứ hai, ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, nhưng chi phí quản lý lại thấp hơn; trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mức chi phí quản lý/thu nhập ngân hàng thấp giảm mạnh trong 4 năm qua; điều này giúp lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng mạnh.
Thứ ba, ngân hàng đang có nhiều sản phẩm tài chính; liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ; thanh toán thẻ, giúp nguồn thu ngân hàng đa dạng hơn.
Có thể nói, ngân hàng đang có những thay đổi rất tích cực so với chu kỳ tín dụng trước đây, điều này khiến cho định giá các ngân hàng đang quay trở lại mức đỉnh.
Lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý 3, 4 có thể bị ảnh hưởng
Ông Nguyễn Hưng cho biết trong tháng 7-8, ảnh hưởng dịch bệnh; thể hiện rất rõ, có thể sẽ ảnh hưởng lợi nhuận cả năm của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng đã có thể lường trước những ảnh hưởng này. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã ban hành Thông tư 03; cho phép ngân hàng cơ cấu lại nợ và giảm lãi nợ cho khách hàng.
Thực tế, năm nay ngân hàng sẽ bị trích dự phòng bổ sung; điều này sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng 2021. Nếu tính đúng nhóm nợ, thì những khoản nợ này đáng lẽ ra đã trở thành nợ xấu; thế nhưng hiện nay theo Thông tư 03 thì vẫn đang được tính theo nhóm nợ bình thường; nhưng ngân hàng phải làm sao để trích đủ dự phòng cho phần này.
Tại sự kiện, có ý kiến của nhà đầu tư lo ngại rằng 70 – 80% lợi nhuận; các ngân hàng đến từ tín dụng; trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động này sẽ bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới kế hoạch lợi nhuận.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro và gắn chặt với biến động của nền kinh tế. Về cơ bản, khi việc kinh doanh tốt cũng là lúc ngân hàng cần có phương án dự phòng cho những giai đoạn nhiều rủi ro hơn. Nguồn dự trữ này không thể lúc nào cũng huy động từ các cổ đông, mà phải lấy từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Ví dụ, kiểm soát rủi ro theo chuẩn của Basel II, ngân hàng luôn cần có phương án cho những kịch bản kinh tế xấu nhất để đảm bảo các chỉ số an toàn vốn”, ông Tùng nói.
Thực tế hiệu quả lợi nhuận kinh doanh
Thực tế trong kế hoạch kinh doanh, ngân hàng đã ước con số phải bổ sung thêm khoảng vài trăm tỷ đồng trong kế hoạch rồi; do đó sẽ không ảnh hưởng gì trong kế hoạch tăng trưởng 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn giãn cách; câu chuyện tiếp xúc khách hàng khó khăn có thể khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ được bù đắp bởi việc ngân hàng sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí; duy trì được hoạt động bình thường trên nền tảng online; mọi hoạt động đều diễn ra bình thường. Ông Hưng nhận định việc gia hạn, cơ cấu lại nợ cho khách sẽ làm giảm doanh thu của ngân hàng; nhưng không lớn, có quyền kỳ vọng quý 3 sẽ giảm lợi nhuận hơn quý 2 trước khi phục hồi trở lại trong quý 4.
Như năm trước, quý 2-3/2020 tăng trưởng “lình xình”; việc tăng trưởng quý 4 đã bù lại phần thoái trào trong giai đoạn trước dịch bệnh. Bởi vì, so với thời điểm tháng 4/2020, tâm lý của nhà đầu tư cũng đã bình tĩnh hơn. Do đó, có cơ sở để tin tưởng quý 4 lợi nhuận ngân hàng sẽ phục hồi tốt hơn.
Về tăng trưởng tín dụng, ông Hưng cho biết hiện nay room tín dụng không dồi dào; NHNN đề ra tăng trưởng tín dụng toàn ngành 12% và đang kiểm soát chặt chẽ. Tùy ngân hàng, mức tăng trưởng tín dụng sẽ khác nhau. Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hiện tại, dù chịu áp lực dịch bệnh; nhưng rõ ràng các ngân hàng vẫn cho rằng còn thiếu room tăng trưởng tín dụng.