Nông dân các huyện miền núi Hà Tĩnh đổ xô lên đồi hái loại quả này

Quả sim là một loại quả có nhiều ở các huyện miền đồi núi, được biết đến là một quả ăn để giải nhiệt và có thể dùng để làm vị thuốc hoặc ngâm rượu cho các quý ông, giúp bổ sung một số chất cho cơ thể. Những ngày này, bà con ở các huyện miền núi ở vùng đất nắng gió Hà Tĩnh rủ nhau lên đồi để hái sim. Một số người dùng để ngâm rượu và một số người thì bán để kiếm thêm một ít thu nhập. Giá sim hiện nay dao động từ 20.000 đồng/kg đến 25.000 đồng/kg.

Quả được các quý ông săn lùng ngâm rượu

Nông dân ở các huyện miền núi Hà Tĩnh đổ xô lên các ngọn đồi để hái sim, loài quả được các quý ông săn lùng ngâm rượu. Gần một tháng nay, người dân ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc,… (Hà Tĩnh) đổ xô lên các ngọn đồi gần nhà để hái sim chínEm Nguyễn Thị Khánh Ly (10 tuổi, trú tại xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc), cho biết, hai tuần nay em cùng mẹ lên đồi hái sim kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ hè.

Quả được các quý ông săn lùng ngâm rượu

“Một ngày hai mẹ con hái được khoảng 5-8 kg. Sim được bán cho các tiểu thương với giá khoảng 25.000 đồng/kg. Tiền bán sim mẹ để dành cho em mua quần áo mới và dụng cụ học tập để chuẩn bị cho năm học mới”, Ly nói.

Sim là cây thuốc, trong các sách Đông y có tên gọi là sơn nẫm, cương nẫm, nẫm tử, dương lê, đào kim nương, hồng sim. Tên khoa học của sim là Rhodomyrtus tomentosa Wight.  Đông y cho rằng, quả sim có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lị, thoát giang, tai ù, di tinh, băng huyết, đới hạ,…

Bà con kiếm thu nhập từ sim rừng

Đến mùa sim chín rộ, nông dân tranh thủ lên các ngọn đồi hái sim về bán cho các quý ông có nhu cầu ngâm rượu. Hàng năm, sim bắt đầu chín rộ vào đầu tháng 7 đến tháng 8 Dương lịch. Người dân đội nắng lên đồi hái sim. Họ bắt đầu công việc từ 5h đến 9h sáng, buổi chiều từ 16h đến 18h. Các bà, các chị bịt kín mặt, đội nón chống nắng mang theo rổ lên đồi hái sim. Quả sim có màu tím, được người dân hái về bán cho các quý ông có nhu cầu ngâm rượu. Mỗi người có thể hái được từ 7 đến 15 kg sim/ngày.

Những quả sim gần chín cũng được hái về để ngâm rượu. Chị Nguyễn Thị Thơm (trú huyện Can Lộc) cho biết, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không có việc làm nên gia đình chị tranh thủ lên đồi hái sim để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Nông dân kiếm tiền triệu từ loài quả mà quý ông săn lùng ngâm rượu. Sim mọc phổ biến ở các khu vực đồi núi thấp, hoa màu tím. Quả sim chín có màu tím sẫm, vị ngọt chát, quả nhỏ, hạt nhiều. Nông dân mang theo nước trong thời tiết nắng nóng.

Tác dụng của quả sim tím là gì?

Sim là loại cây khá quen thuộc đối với người dân các tỉnh miền trung. Cây có thân nhỏ, cao không quá 1,5 m. Hoa sim có màu tím rất đẹp. Quả sim nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, khi chín có màu tím sẫm có mùi thơm; và vị chát ngọt đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Tác dụng của quả sim tím là gì?

Cả lá, búp và quả sim đều có tác dụng chữa bệnh; nhưng có lẽ quả sim vẫn được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu hiện đại cho thấy quả sim tím chứa nhiều antoxyanozit- hoạt chất này có tác dụng chống  oxy hóa rất cao. Ngoài ra hoạt chất tanin có trong sim tím còn có tác dụng kháng khuẩn, chống lại viêm nhiễm và ngăn ngừa ung thư.

Với tác dụng dưỡng huyết, cầm máu, cố tinh, tăng cường sinh lý cho nam giới đã được y học cổ truyền công nhận thì quả sim tím được rất nhiều quý ông săn lùng về ngâm  rượu. Quả sim ngâm rượu uống không chỉ có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh; mà còn giúp các quý ông mạnh mẽ hơn trong chuyện chăn gối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.