Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán sáng ngày 23/7, VN-Index tạm thời dừng ở trạng thái điều chỉnh sau khi tăng mạnh ở phiên trước trước đó. Mặc dù có tính chất phục hồi, nhưng thanh khoản vẫn còn yếu ớt, thể hiện tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Biến động tăng giảm không đều khiến các nhà phân tích thị trướng chứng khoán khó nắm bắt xu hướng trong ngắn hạn. Trong bài viết sau, chúng ta cùng phân tích kỹ thuật của VN-Index, HNX-Index và cổ phiếu PAN, POW trong phiên chiều 23/7 nhé.
Tổng quan về thị trường chứng khoán ngày 22/7
Kết phiên, VN-Index tăng 22,88 điểm lên 1.293,67 điểm; HNX-Index tăng 5,17 điểm (1,72%) lên 305,96 điểm; UPCoM-Index tăng 1,51% lên 85,57 điểm.
Đà tăng tiếp tục được nới rộng đến cuối phiên nhờ sắc xanh lan tỏa trên diện rộng. Sàn HOSE ghi nhận 328 mã tăng, áp đảo so với 81 mã giảm và 66 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, trên HNX cũng có 129 mã tăng, 48 mã giảm và 61 mã đứng giá tham chiếu.
Diễn biến theo từng nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản giữ nguyên vai trò dẫn dắt tới cuối phiên với bộ đôi VHM, VIC đóng góp hơn 4,7 điểm cho đà tăng của VN-Index. Cùng với đó, một số mã tăng kịch trần như SCR, KDH, DIG. Các mã còn lại tăng giá mạnh trên 3% có DXG, ITA, LDG, NLG, GVR, HDG, HQC.
Cùng với diễn biến tích cực của thị trường chung, cổ phiếu nhóm ngân hàng và thép cũng có phiên giao dịch khởi sắc với loạt mã tăng mạnh. Như SSB, EIB, BVB, NVB, OCB, TPB, NAB, NKG, TVN, SMC… Theo quan sát, đà tăng cũng lan tỏa đến cổ phiếu nhóm dầu khí, hóa chất, bán lẻ, bảo hiểm…
Phân tích tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 23/07/2021, VN-Index tạm dừng với trạng thái điều chỉnh sau phiên tăng mạnh trước đó. Điều này cho thấy bên bán đã xuất hiện khi chỉ số chuẩn bị lấp đầy mẫu hình Falling Window vào ngày 19/07/2021.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho mua và vượt lên trên vùng quá bán (oversold). Cùng với đó, chỉ báo MACD đã đảo chiều. Nếu tín hiệu mua xuất hiện trên MACD thì triển vọng ngắn hạn sẽ tích cực hơn.
Tuy nhiên, dòng tiền vẫn chưa được cải thiện khi khối lượng giao dịch trung bình liên tục sụt giảm. Nếu trạng thái này vẫn duy trì thì khả năng phục hồi mạnh mẽ trở lại sẽ không quá lớn.
Phân tích tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Chỉ báo Relative Strength Index đang duy trì tín hiệu phân kỳ giá lên. Chỉ báo MACD đi lên và tiến gần đường signal. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator vừa cho tín hiệu bán. Nên biến động ngắn hạn sẽ khó lường hơn.
Vùng 290-300 điểm (đỉnh cũ tháng 04/2021 và đường SMA 100 ngày) sẽ là hỗ trợ gần nhất cho chỉ số.
Giá cổ phiếu PAN tăng mạnh
Giá cổ phiếu có phiên thứ 2 tăng mạnh liên tiếp khi tạo cây nến xanh có thân lớn chứng tỏ bên mua đang chiếm lại được ưu thế lớn. Hiện tại, chỉ số đang gặp thử thách tại vùng kháng cự 25,000-27,000. Vùng này được đánh giá là kháng cự mạnh khi có sự hiện diện của các đường MA trung và dài hạn, cùng với đó là ngưỡng Fibonacci Retracement 50%.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã vượt lên trên vùng quá bán (oversold) và đang tăng mạnh. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua. Nếu chỉ báo vượt lên trên ngưỡng 0 thì tình hình sẽ khả quan hơn nữa.
Nếu vượt được vùng 25,000-27,000 thì đà tăng của cổ phiếu sẽ được củng cố khi mà khối lượng cũng tăng mạnh.
Cổ phiếu POW tiếp tục hồi phục
Trong phiên sáng ngày 23/07/2021, giá cổ phiếu POW tiếp tục hồi phục. Sau khi test thành công vùng hỗ trợ 9,800-10,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8%).
Bên cạnh đó, chỉ báo Relative Strength Index vẫn duy trì tín hiệu phân kỳ giá lên. Trong khi đó, chỉ báo MACD đã chạm đường signal. Nếu chỉ báo này cho tín hiệu mua mới thì tình hình sẽ tích cực hơn nữa.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của điểm giao cắt tử thần (death cross) cho thấy rủi ro giảm điểm là vẫn còn. Khi đó, vùng 9,800-10,000 sẽ một lần nữa là hỗ trợ cho POW.