Phương án tổ chức giao thông phía bắc cầu Hòa Xuân đã được UBND thành phố Đà Nẵng công bố để đảm bảo tránh ùn tắc giao thông trong cá thời điểm cao điểm. Trong giờ cao điểm ở nút giao thông này có khoảng 4.000 xe/giờ, con só này cho thấy sự quá tải thông hành của nút giao thông này. Phương án tổ chức được thực hiện theo phương án 4 vì sau khi nghe ý kiến đóng góp của các đơn vị tuyến trên. Mời độc giả tham khảo bài viết này để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về dự án mở rộng cầu Hòa Xuân Đà Nẵng nhé.
Cải tạo cụm nút giao thông phía Bắc cầu Hòa Xuân
Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đã nghiên cứu, báo cáo 5 phương án khác nhau để tổ chức giao thông, cải tạo cụm nút giao thông phía Bắc cầu Hòa Xuân (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu).
Theo Văn phòng UBND Thành phố này, sau khi nghe báo cáo về phương án tổ chức giao thông cụm nút giao thông phía Bắc cầu Hòa Xuân; nguồn vốn triển khai dự án “Mở rộng cầu Hòa Xuân và đường dẫn đầu cầu” và góp ý của đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Quang Nam giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo đơn vị tư vấn tập trung nghiên cứu kỹ việc tổ chức giao thông cụm nút giao thông phía Bắc cầu Hòa Xuân theo phương án 4.
Đồng thời, tổ chức phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn; hoàn thành gửi lấy ý kiến phản biện của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố; và ý kiến góp ý rộng rãi của các tổ chức, đơn vị và người dân; báo cáo Thành phố xem xét quyết định. Cụ thể, phương án 4 theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải mà Thành phố; giao nghiên cứu kỹ là mở rộng cầu Hòa Xuân kết hợp hầm chui trên đường Thăng Long; và cầu vượt thép trên đường Cách Mạng Tháng Tám.
Nghiên cứu nhiều phương án khác nhau
Mở rộng cầu Hòa Xuân thêm một đơn nguyên bên cạnh cầu cũ về phía cầu Tiên Sơn; bề rộng cầu 12,5 m, kết hợp cầu cũ hình thành cầu mới có bề rộng 27 m. Chiều dài đơn nguyên xây mới tương tự như cầu hiện trạng khoảng 300 m. Xây dựng hầm chui trên đường Thăng Long dài khoảng 50 m; bề rộng hầm 11,5 m, chiều dài hầm dẫn 140 m mỗi bên, thu hẹp vỉa hè; trên đường Thăng Long (phía nhà dân) từ 5 m xuống còn 3 m.
Xây dựng cầu vượt thép trên đường Cách Mạng Tháng Tám dài 220 m; bề rộng cầu 15 m, đường gom hai bên từ 7,5 m đến 10,5 m. Đống thời, đóng dải phân cách giữa nối liền cầu Hòa Xuân với đường Lê Thanh Nghị. Kinh phí thực hiện khoảng 410 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung, cho hay phương án nêu trên cơ bản giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm khu vực cụm nút giao, phù hợp với Đồ án quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và hạn chế tối đa việc mở rộng đường làm ảnh hưởng đến người dân trong khu vực.
Tổ chức phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn
Trong trường hợp chưa thể cân đối ngân sách TP trong giai đoạn 2021 – 2025; Sở GTVT Đà Nẵng; đề nghị phân kỳ thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 mở rộng cầu Hòa Xuân với chiều rộng B = 27m; xây dựng hầm chui trên đường Thăng Long với B = 10,5m; tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu tại nút giao Cách Mạng Tháng Tám – Lê Thanh Nghị. Thời gian thực hiện trong các năm 2021 – 2025 với kinh phí khoảng 240 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 đầu tư cầu vượt kết cấu thép trên đường Cách Mạng Tháng Tám; và hoàn thiện phương án tổ chức giao thông toàn bộ cụm nút giao thông phía Bắc cầu Hòa Xuân trong các năm 2026 – 2030 với kinh phí khoảng 170 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Quang Nam giao Sở GTVT tiếp thu ý kiến của các sở, ngành; địa phương liên quan (theo phương án 4), tổ chức phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn; (có khái toán kinh phí thực hiện từng giai đoạn), hoàn thành gửi lấy ý kiến phản biện của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP; và ý kiến góp ý rộng rãi của các tổ chức, đơn vị và người dân; tổng hợp, báo cáo UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định.