Samsung cần chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo Việt Nam

Samsung cần chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo Việt Nam

Việc sử dụng năng lượng tái tạo ty còn mới trong thị trường công nghệ. Nhưng với tiềm năng bí ẩn hứa hẹn mang đến trên thị trường nguồn năng lượng mới ở trong tương lai. Điều đặc biệt là nhà máy samsung hiện đã cán mốc đạt 100% năng lượng tái tạo ở các nước như Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Một số khác cho rằng tập đoàn samsung không chú trọng đến việc sử dụng năng lượng sạch so với Google hay là  Apple. Chính vì vậy tổ chức hòa bình xanh cho rằng các nhà máy samsung cần phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Năng lượng tái tạo là gì ?

Năng lượng tái tạo hay còn được gọi là năng lượng sạch; là loại năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên được hình thành liên tục; chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, gió thổi, nước chảy…

Mặc dù năng lượng tái tạo còn là một khái niệm mới, một chủ đề mới nhưng lại là nguồn năng lượng hứa hẹn trong tương lai. Năng lượng sạch đang dần mở rộng một cách nhanh chóng ở cả những quy mô lớn và nhỏ phục vụ cho từng người dân. Mục tiêu chính của những người đứng đầu là hiện đại hóa để tích hợp điện tái tạo với lưới điện một cách hiệu quả nhất. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch; rẻ thế nhưng suốt những năm qua chúng ta lại không biết tận dụng nó; mà lại dùng nguồn năng lượng “bẩn” và không thể sạch lại như than đá, khí đốt.

Samsung được kêu gọi sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Nhà máy Samsung được kêu gọi sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Tổ chức Hòa Bình Xanh cho rằng Samsung cần; chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở tại các nhà máy ở Hàn Quốc và Việt Nam. Trong báo cáo ngày 29/6, Hòa Bình Xanh ca ngợi Samsung Electronics đã đạt được mục tiêu 100% năng lượng tái tạo ở Trung Quốc;  châu Âu và Mỹ vào năm 2020. Tuy nhiên, tổ chức này đưa ra cảnh báo rằng thành tích của hãng có nguy cơ bị lu mờ; khi các công ty công nghệ đa quốc gia khác đang tăng cường mua và áp dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Theo dữ liệu của BloombergNEF, Amazon mua nhiều năng lượng sạch hơn bất kỳ công ty nào khác trong năm 2020; tiếp đến là Total của Pháp, TSMC của Đài Loan, Verizon và Facebook của Mỹ. Tổ chức Hòa Bình Xanh cho rằng Samsung cần; chuyển sang sử dụng 100% năng lượng sạch ở Hàn Quốc và Việt Nam – hai cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn công nghệ này; ngay cả khi các quốc gia này có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than.

Một nửa số điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Trong khi đó, 82% nhu cầu năng lượng của hãng tại đây được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch. Samsung không đưa hai quốc gia châu Á này vào mục tiêu năm 2020 của hãng; một phần vì những hạn chế về nguồn cung và cơ sở hạ tầng.

Hòa Bình Xanh cho biết việc mở rộng việc năng lượng tái tạo

Báo cáo của Greenpeace cho biết các công ty nên trả tiền điện sạch trực tiếp; thông qua các thỏa thuận mua bán điện; hoặc bằng cách đầu tư vào các dự án năng lượng sạch. “Chúng tôi đang tìm kiếm thêm cơ hội để mở rộng; việc sử dụng năng lượng sạch ở các khu vực có hệ thống; và điều kiện phù hợp. Gần đây, các thủ tục xung quanh việc sử dụng năng lượng sạch đã được cải thiện ở các quốc gia”; Samsung nói với Nikkei Asia.

Sam Sung

Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năm 2019; Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á; vượt qua Malaysia và Thái Lan. Nhưng nguồn điện sạch đang phát triển chậm lại, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết; Việt Nam cần sản xuất ít năng lượng sạch hơn do lưới điện quá tải. Việc này có thể khiến Samsung gặp khó khăn khi mua năng lượng gió và năng lượng mặt trời; ngoài việc tự lắp đặt các tấm pin tại nhà máy của mình.

Wood Mackenzie cũng dự báo đến cuối 2021; Việt Nam và Hàn Quốc sẽ là hai trong số những quốc gia châu Á đầu tiên; tự hào về chi phí năng lượng mặt trời giảm xuống dưới mức than đá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.