Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm được nhà nước bảo hộ do bảo hiểm xã hội thực hiện. Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là nhu cầu của mỗi công dân. Đối với mỗi người lao động có thể tự mình lựa chọn mức đóng và hình thức tham gia để phù hợp với nguồn thu nhập của mình. Khi tham gia bảo hiểm tự nguyện người lao động được hưởng 2 chế độ. Đó là chế độ lương hưu trí và chế độ tử tuất. Mới đây bộ luật bảo hiểm đã đưa ra nhằm nâng cao tính hấp trong bảo hiểm. Thu hút nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội. Bộ đã đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm tự nguyện lên 30% đối với người tham gia. Để hiểu rõ về các quy định, thông tin liên quan đến loại bảo hiểm này, mời quý bạn đọc cùng cập nhật thông tin dưới đây.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội. Do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm. Được quyền lựa chọn mức đóng; phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/ 2014. Quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên. Không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Và khi nào cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động. Căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH.
Trong dự thảo mới nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục cho rằng. Quy định về điều kiện hưởng lương hưu và nhận bảo hiểm xã hội một lần còn bất cập. Cùng với đó, hệ thống bảo hiểm xã hội về cơ bản còn thiết kế đơn tầng. Kết nối giữa chính sách bảo hiểm xã hội. Với các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ. Còn bỏ sót một số nhóm đối tượng…
Một số điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần được sửa đổi
Vì vậy, ở lần sửa đổi này, Bộ đề xuất thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng. Có bổ sung quy định về trợ cấp hưu trí xã hội đối với người cao tuổi không có lương hưu. Hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Có lộ trình điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Đồng thời, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. Đồng thời, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất điều chỉnh quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà sau một năm không tham gia bảo hiểm xã hội đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bằng 1 lần mức tiền lương bình quân tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu; nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng hoặc người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bằng 2 lần mức tiền lương bình quân tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lên 30%
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể, tăng mức hỗ trợ bằng 30% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tính trên thu nhập tháng bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn (hiện hành là 10%).
Bộ cũng đề xuất sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội. Tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm. Mục đích là tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi. Có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Một điểm mới là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất. Bổ sung quy định giao Chính phủ nghiên cứu thực hiện thí điểm chế độ trợ cấp trẻ em. Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có con dưới sáu tuổi; thì được hưởng trợ cấp hằng tháng tính trên mỗi con cho đến khi con đủ 6 tuổi.
Ngân sách chi bảo hiểm xã hội tăng 7.000 tỷ mỗi năm
Đánh giá về tác động của các chính sách đề xuất trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tính toán. Sẽ phát sinh tăng chi ngân sách Nhà nước 49.521 tỷ đồng trong giai đoạn 2024 – 2030 (bình quân mỗi năm 7.074 tỷ đồng). Đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội; đối tượng tham gia mở rộng sẽ làm tăng nguồn thu vào Quỹ trong ngắn hạn và trung hạn. Nhưng cũng làm tăng nguồn chi từ Quỹ trong cả ngắn hạn;. Trung hạn và dài hạn. Bộ cũng đánh giá, việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao độn. Giúp tăng cường quan hệ lao động hài hòa, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20 thì người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thì được trợ cấp với mức hưởng 360.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2021.
Độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng giảm xuống còn 75 đối với người thuộc diện hộ nghèo. hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn…
Lợi ích khi tăng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động
Với người sử dụng lao động, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sẽ tăng chi phí tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do đối tượng này ở mỗi đơn vị là không nhiều nên chi phí tăng thêm là không đáng kể. Nhưng giảm chi phí phải trả cho các rủi ro; mà người lao động của mình gặp phải vì có sự chi trả từ quỹ. Bộ cũng đánh giá, việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động. Giúp tăng cường quan hệ lao động hài hòa; giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Đồng thời, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.
“Nhiều người lao động có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội. Thông qua chính sách hỗ trợ hợp lý từ ngân sách Nhà nước. Nhiều người hơn có cơ hội hưởng lương hưu hàng tháng khi về già. Đặc biệt là những người có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội ngắn”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá.
Với người lao động, chính sách sẽ giúp họ được bảo vệ tốt hơn trước những rủi ro trong quá trình lao động. Cũng như hướng tới tuổi già có lương hưu. Việc bổ sung chế độ trợ cấp trẻ em có thể giúp người lao động giảm bớt khó khăn trước mắt; giữ chân họ ở lại hệ thống thay vì hưởng bảo hiểm xã hội một lần.