Thị trường chứng khoán: Bàn về giải pháp khắc phục khi NĐT đang mắc kẹt tại Vùng “ giá đỉnh”

Nghĩ về giải pháp khó khăn cho NĐT bị ảnh hưởng Covid

Đầu năm 2021 không ít nhà đầu tư đang “mắc kẹt” tại các vùng “giá đỉnh” khi hiện tại hầu hết các điểm nóng đã bình lặng. Tuy nhiên, tuần qua chỉ số VN-Index tuần qua có những phiên tăng giảm đan xen. Trong những phiên thị trường giảm điểm mạnh vẫn có lực cầu lớn từ khối ngoại và nhà đầu tư tổ chức đang là yếu tố giúp nhà đầu tư giảm bớt lo lắng. Điểm đáng chú ý là phần lớn người tham gia thị trường vào thời điểm ấy là NĐT F0 còn yếu kinh nghiệm. Vậy cách khắc phục nào tốt nhất cho các NĐT hiện nay? Các bạn cùng tham khảo “Thị trường chứng khoán: Bàn về giải pháp khắc phục khi NĐT đang mắc kẹt tại Vùng “ giá đỉnh” ” để biết rõ hơn về các giải pháp này nhé.

Mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong tuần qua. Thách thức là rất lớn khi độ phức tạp của đợt dịch thứ 4 này chưa lường được hết.

Ở những đợt dịch trước đây, mức độ thiệt hại và ảnh hưởng nhỏ hơn; nhưng khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vẫn cho thấy bức tranh khá xám màu.

Dẫn nguồn Bbrez.com, trong 10.200 doanh nghiệp được khảo sát trên toàn quốc; có đến 87,2% đơn vị cho biết sẽ chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”.

Kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận đến 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Khoảng 22% còn lại cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường chứng khoán

Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng; làm giảm sút dòng tiền và nhân công… mà còn gây ảnh hưởng gián đoạn chuỗi cung ứng. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những nạn nhân chính của dịch bệnh. Tuy nhiên, không còn cách nào khác; doanh nghiệp và nhà đầu tư đều phải làm quen với bối cảnh thị trường mới.

Chỉ số VN-Index tuần qua có diễn biến ra sao?

Với thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index tuần qua có những phiên tăng giảm đan xen. Yếu tố giúp giảm bớt lo lắng cho nhà đầu tư; là trong những phiên thị trường giảm điểm mạnh vẫn có lực cầu lớn từ khối ngoại và nhà đầu tư tổ chức.

Còn những phiên tăng điểm lại đi kèm với thanh khoản xuống thấp; có thể là dấu hiệu cho một giai đoạn tích luỹ; tạo nền tảng của thị trường và tích lũy niềm tin của nhà đầu tư vào sự bứt lên của doanh nghiệp; và nền kinh tế khi gặp những khúc cua gập ghềnh.

Lực cầu bắt đáy chỉ chấp nhận vùng giá thấp là điều dễ hiểu khi tâm lý nhà đầu tư đang bị tác động bởi nhiều yếu tố; từ lo lắng do dịch bệnh, sự thua lỗ khi thị trường đảo chiều…

Lời khuyên Ông Dương Văn Chung – Giám đốc CN- Công ty Chứng khoán MB dành cho NĐT

Theo ông Dương Văn Chung, Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 1, Công ty Chứng khoán MB; trường hợp VN-Index vượt qua 1.340 điểm với khối lượng giao dịch được cải thiện dần; thì mức 1.264 điểm trong phiên 14/7 khả năng cao là đáy; nếu không thì sắc xanh vừa qua chỉ là nhịp hồi kỹ thuật trong một xu thế đi xuống.

Ông Dương Văn Chung, Giám đốc CN Công ty Chứng khoán MB

Theo tôi, những nhà đầu tư có mức chấp nhận rủi ro thấp; hoặc đang sử dụng đòn bẩy không nên bắt dao rơi ở nhịp này; mà nên quan sát kỹ thị trường ít nhất trong 2 tuần nữa rồi mới quyết định có mua tiếp hay không.

Tuy nhiên, việc mua vào cần phải xét thêm nhiều yếu tố khác; ví dụ, nhà đầu tư cần xác định rõ mình là ai trên thị trường này: lướt sóng T+, đầu cơ xu thế, hay đầu tư dài hạn… Nếu là đầu tư dài hạn thì VN-Index từ 1.300 điểm trở xuống; tạo ra cơ hội mua vào dần các cổ phiếu cơ bản, vì triển vọng năm sau rất tốt.

NĐT ứng xử như thế nào khi bị “kẹp hàng” ở vùng đỉnh?

Nhìn chung, để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu; thậm chí tạm thời đứng ngoài thị trường, chờ cơ hội rõ ràng hơn.

Đối với những người xác định rõ mình là nhà đầu tư dài hạn thì việc sở hữu các cổ phiếu cơ bản tốt vẫn khá an toàn; bởi xu thế thị trường trong dài hạn là khả quan.

Với tình hình dịch COVID-19 đang “căng” như hiện nay; Chính phủ sẽ sớm có gói kích cầu để kích thích kinh tế phát triển. Nếu có gói kích cầu với quy mô đủ lớn và thời điểm ra mắt phù hợp; thì kịch bản VN-Index giảm xuống 1.200 điểm sẽ thấp đi nhiều.

Quan tâm nhà đầu tư trẻ, nhà đầu tư cá nhân mở mới tài khoản thị trường chứng khoán Việt

Theo ông Nguyễn Sơn – Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD): Trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận nửa triệu tài khoản của nhà đầu tư cá nhân được mở mới. Đây là con số cao kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam; tính từ ngày 28/7/2000 khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động; tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Nguyễn Sơn – Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, mọi người phải cách ly xã hội; đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán nên mở cửa thị trường chứng khoán để giao dịch cà ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật (thay vì chỉ từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần như hiện nay). Đây là mong muốn đạt được tính liên tục trong kinh doanh, trong đầu tư, không bị gián đoạn, lỡ nhịp;… và cũng có cả lâm lý xả Stress sau những căng thẳng do thị trường; do dịch bệnh COVID-19 mang đến.

 Cần có nhiều giải pháp mang tính chuyên môn, kỹ trị; nhưng cũng cần có những giải pháp mang yếu tố tác động vào tâm lý các nhà đầu tư; nâng cao nhận thức cho nhà đầu tư giúp họ ổn định, vững vàng về ý thức; về tư duy để yên tâm đầu tư mang lại hiệu quả cho sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.