Thông tin chứng khoán: Dòng tiền NĐT cá nhân trở lại với nhóm ngân hàng

Dòng tiền NĐT cá nhân trở lại

Sau phiên lập đỉnh, mặc dù thị trường chứng khoán đánh mất đà tăng, nhưng VN- Index vẫn cóp được sắc xanh nhờ dòng ngân hàng dẫn dắt tiếp tục nhận được dòng tiền của NĐT. Trong phiên thị trường hồi phục, không còn duy trì vị thế bán ròng phiên trước đó ;Nhà đầu tư cá nhân đã trở lại gom ròng 581 tỷ đồng trong đó mua ròng khớp lệnh chiếm 653 tỷ đồng. Cụ thể, Cổ phiếu ngân hàng được gom mạnh từ dòng tiền cá nhân bằng cách nào? Hãy cùng Bberz tham khảo bài viết “Thông tin chứng khoán: Dòng tiền NĐT cá nhân trở lại thị trường với nhóm ngân hàng” để hiểu rõ hơn nhé.

Top mua – ban ròng của nhà đầu tư cá nhân

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, tập trung nhóm ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập gồm STB, TCB, VIC; VPB, FPT, VCB, VJC, KDH, VRE, PDR.

Trong khi đó, nhóm này bán ròng 8/18 còn lại; chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính. Chiều bán ròng có SSI, HPG, GEX, HSG, VNM; SBT, PC1, PLX, PVT. Top mua bán ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài. Tuy nhiên họ cũng mua bán đối ứng với tổ chức trong nước và tự doanh.

Cổ phiếu ngân hàng tạo sóng

Số liệu từ Algo Platform cho thấy, ngân hàng là nhóm có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam; và tác động tích cực mạnh mẽ nhất tới các chỉ số VN-Index và VN30-Index trong phiên 15/7/2021.

Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà tăng giá của thị trường chung với một số mã nổi bật như SHB kịch trần 9,6%; SSB bật lên 5,5%, VPB thêm 4,1%. Tuy nhiên, thanh khoản của nhóm ngân hàng cũng ảm đạm theo xu hướng thị trường chung.

Cổ phiếu VPB và TCB ra sao?

VPB và TCB là hai mã duy nhất được khớp lệnh trên 1.000 tỷ đồng; không có những cổ phiếu được giao dịch tới 3.000 – 4.000 tỷ như trong những phiên trước.

VPBank ngày 15/7 đã chính thức công bố tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm 1,97 tỷ cổ phiếu VPB; để tăng vốn điều lệ thêm 80%.

TCB được khối ngoại giao dịch thỏa thuận 1,96 triệu đơn vị, tất cả đều ở giá trần 54.500 đồng/cp; giá trị giao dịch tương đương 107 tỷ đồng.

Trong những phiên gần đây, khối ngoại thường xuyên trao tay hàng triệu cổ phiếu TCB ở giá cao nhất trong biên độ. Nhà đầu tư nội cũng tấp nập giao dịch thỏa thuận TCB; trong thời gian con gái Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đăng ký mua gần 22,5 triệu cổ phiếu từ 12/7 đến 4/8.

Cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu cũng được giao dịch thỏa thuận 3,58 triệu đơn vị; toàn bộ ở giá trần 33.950 đồng/cp, tổng trị giá 122 tỷ đồng.

Bank

Cổ phiếu NVB và STB như thế nào?

NVB là cổ phiếu tăng mạnh nhất, tăng 5 phiên liên tiếp tổng cộng 31,6%; trong đó có 1 phiên tăng kịch trần (10%) hôm 29/7.

Ngày 29/7 cũng là ngày NVB họp ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT; ngay sau cuộc họp HĐQT ngân hàng đã bầu bà Bùi Thị Thanh Hương làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Nguyễn Tiến Dũng.

Nhiều cổ phiếu khác cũng tăng mạnh tuần qua như ACB (tăng 9,5%), LPB (8,1%); PGB (8%), BVB (7,8%), ABB (7,8%), VBB (7,7%),…

Cổ phiếu STB là cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản cao nhất trong tuần qua; với 119 triệu đơn vị được trao tay. Ngày 27/7, Sacombank đã bán xong toàn bộ hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 4,33% vốn điều lệ); theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, thu về hơn 2.438 tỷ đồng; thặng dư vốn đạt 1.684 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong bối cảnh các nhà băng ồ ạt công bố báo cáo tài chính tuần qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.