Thông tin chứng khoán: Nhà đầu tư tích lũy niềm tin

Thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng từ dịch Covid

Câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong tuần qua: Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đang tác động lớn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang chịu ảnh hưởng khá lớn. Đây được coi là một thách thức rất lớn khi độ phức tạp của đợt dịch này chưa lường được hết. Tuy nhiên, việc thanh khoản xuống thấp đi kèm với những phiên tăng điểm có thể là dấu hiệu cho một giai đoạn tích lũy niềm tin của nhà đầu tư vào sự bứt phá của doanh nghiệp và nền kinh tế khi gặp những khúc cua gập ghềnh. Tích lũy niềm tin bằng cách nào? Tất cả sẽ có trong bài viết Thông tin chứng khoán: Nhà đầu tư tích lũy niềm tin sau đây.

Mức độ ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19

Ở những đợt dịch trước đây, mức độ thiệt hại và ảnh hưởng nhỏ hơn; nhưng khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vẫn cho thấy bức tranh khá xám màu.

Trong 10.200 doanh nghiệp được khảo sát trên toàn quốc; có đến 87,2% đơn vị cho biết sẽ chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”.

Kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận đến 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Khoảng 22% còn lại cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, làm giảm sút dòng tiền và nhân công…, mà còn gây ảnh hưởng gián đoạn chuỗi cung ứng. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những nạn nhân chính của dịch bệnh.

Nhưng không còn cách nào khác, doanh nghiệp và nhà đầu tư đều phải làm quen với bối cảnh thị trường mới.

Đại dịch covid-19 tác động xấu đên thị trường chứng khoán

Người ta chia sẻ nhau những cách thức để vượt qua khó khăn từ đại dịch; để không đứt gãy chuỗi sản xuất, cả những giải pháp, kiến nghị chính sách để có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn lịch sử này.

Đó là ngân hàng giảm lãi suất, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ nới room tín dụng; người lao động yếu thế, mất việc được nhận trợ cấp nhanh và trực tiếp; đề xuất cho doanh nghiệp được tiếp tục giãn hoãn một số loại thuế…

Chỉ số VN-Index tuần qua tăng giảm như thế nào?

Lịch sử các cuộc khủng hoảng trước đây cho thấy; sức chịu đựng của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn; người lao động trong các doanh nghiệp qua khó khăn càng thêm nỗ lực và đoàn kết hơn. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng về những chính sách “trợ thở” mới. Với niềm tin và sự nỗ lực ấy, kỳ vọng nền kinh tế sẽ sớm có điểm sáng trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Chỉ số VN-Index tuần qua có những phiên tăng giảm đan xen. Yếu tố giúp giảm bớt lo lắng cho nhà đầu tư là trong những phiên thị trường giảm điểm mạnh; vẫn có lực cầu lớn từ khối ngoại và nhà đầu tư tổ chức.

Còn những phiên tăng điểm lại đi kèm với thanh khoản xuống thấp; có thể là dấu hiệu cho một giai đoạn tích luỹ; tạo nền tảng của thị trường và tích lũy niềm tin của nhà đầu tư vào sự bứt lên của doanh nghiệp; và nền kinh tế khi gặp những khúc cua gập ghềnh.

Lực cầu bắt đáy chỉ chấp nhận vùng giá thấp là điều dễ hiểu khi tâm lý nhà đầu tư đang bị tác động bởi nhiều yếu tố; từ lo lắng do dịch bệnh, sự thua lỗ khi thị trường đảo chiều…

Tâm lý NĐT lo lắng vì tác động của dịch bệnh

“Vùng quá bán” là chủ đề được Đầu tư Chứng khoán cắt nghĩa rõ hơn trong số này. Lực cầu yếu với một thị trường tiếp tục trạng thái đi ngang đang cần những thông tin đa dạng về hoạt động của các doanh nghiệp; cũng như các giải pháp mà họ đang gồng gánh để trụ vững trong những ngày gian khó.

Bài học dành cho nhà đầu tư chứng khoán

Kiên định với chiến lược “mua và giữ”

Ông Dhiraj Relli – CEO công ty chứng khoán HDFC Securities; thuộc ngân hàng HDFC (Ấn Độ), đã chia sẽ bài học cho NĐT chứng khoán sau 1 năm dịch Covid -19 diễn ra.

“Trong phần lớn thời gian đại dịch, chiến lược tốt nhất là không làm gì cả, nếu như bạn đã đầu tư vào các công ty như vậy. Một danh mục với các cổ phiếu chất lượng cao mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư rằng cổ phiếu sẽ phục hồi nhanh chóng khi quỹ đạo nền kinh tế thay đổi”, ông Relli cho biết.

Hình ảnh Ông Dhiraj Relli

Không sợ hãi và luôn bình tĩnh

“Dù bản chất con người là hay giả định những điều tồi tệ nhất; nhưng hãy lưu ý rằng, biến động thị trường là điều không thể tránh khỏi; đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Miễn là các công ty mà bạn đầu tư chưa bị thiệt hại lớn; hoặc mô hình kinh doanh bị ảnh hưởng vĩnh viễn; thì vẫn có thể đầu tư vào đó.Trên thực tế, bạn có thể mua thêm khi giá xuống thấp”; CEO công ty chứng khoán hàng đầu Ấn Độ khuyên.

Tham vấn chuyên gia hoặc bạn bè, người thân có chuyên môn.

Theo ông Dhiraj, việc này giúp nhà đầu tư đánh giá xem một đợt biến động thị trường có đáng để sợ hãi hay là tiếp tục bình tĩnh.

Tiếp đến là tiếp tục đa dạng hóa danh mục để có sức chống chịu với hầu hết biến động của thị trường. Ông khuyên nhà đầu tư duy trì một danh mục cân bằng và lành mạnh có thể chống chọi; và nhanh chóng phục hồi sau những cú sốc ngắn hạn của thị trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.