Hoạt động kinh doanh vận tải nói chung và kinh doanh vận tải hàng không nói riêng đang xảy ra khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hết sức phức tạp. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải, các chuyến bay bị cắt giảm, vắng khách, các hãng hàng không liên tục thua lỗ… Có thể thấy, tác động của dịch bệnh ảnh hưởng rất tiêu cực tới ngành. Cổ phiếu của Vietnam Airlines nhượng lại quyền mua 70 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên hãng bay. Cụ thể, sự việc xảy ra như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết “Vietnam Airlines phát hành 70 triệu cổ phiếu cho nhân viên” để hiểu hơn nhé.
Chuyển nhượng cổ phiếu cho nhân viên để bổ sung vốn
Đại hội đồng cổ đông thương niên mới đây của Vietnam Airlines; đã thông qua phương án phát hành thêm 800 triệu cổ phần; chào bán cho cổ đông hiện hữu trong năm nay để tăng vốn điều lệ, bổ sung thanh khoản. Với tư cách là cổ đông chiến lược (sở hữu 8,77% cổ phần); hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) được khoảng 70 triệu quyền mua cổ phần.
Tuy nhiên, ANA cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19; với mức lỗ 784 triệu USD trong năm tài khoá 2020. Nhận thức được những khó khăn này, Vietnam Airlines đã trao đổi với cổ đông Nhật Bản. ANA đồng ý sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ quyền mua cổ phiếu cho cán bộ nhân viên Vietnam Airlines. Công đoàn Tổng công ty đại diện và thay mặt ANA thực hiện việc chuyển nhượng quyền mua.
Với tư cách là cổ đông chiến lược, hiện nắm giữ 8,77% cổ phần tại Vietnam Airlines. ANA Holdings – Nhật Bản được quyền mua khoảng 70 triệu cổ phần trong đợt phát hành này. Tuy nhiên, ANA Holdings – tập đoàn sở hữu hãng hàng không 5 sao All Nippon Airways (ANA); hiện cũng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh Covid-19. Kết thúc năm tài khóa 2020, tập đoàn Nhật Bản ghi nhận lỗ ròng kỷ lục gần 405 tỷ YEN; tương đương 3,7 tỷ USD. Vietnam Airlines đã trao đổi nhận được sự đồng ý từ ANA Holdings. Cổ đông Nhật Bản sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ quyền mua cổ phiếu cho cán bộ nhân viên Vietnam Airlines.
Cán bộ, nhân viên của công ty có thể mua cổ phiếu với giá rẻ
Theo đó, 70 triệu cổ phiếu thuộc quyền mua của ANA; sẽ được phân phối cho hơn 15.100 người lao động của Vietnam Airlines Group gồm: cán bộ, nhân viên tại Công ty mẹ (Vietnam Airlines), tại 4 công ty con (VIAGS, VAECO, SKYPEC, VACS); người lao động biệt phái tại các công ty con do Vietnam Airlines nắm giữ từ 51% đến dưới 100%/liên minh SkyTeam; và tiếp viên người Việt Nam có giao kết hợp đồng lao động trực tiếp với công ty Alsimexco. Mỗi người lao động dự kiến sẽ được mua khoảng 3.000 – 5.700 cổ phần (tùy đối tượng).
Cổ phiếu ưu đãi có giá 10.000 đồng; chỉ bằng 41,5% giá cổ phiếu HVN chốt phiên giao dịch ngày 26/7. Như vậy, mỗi nhân viên Vietnam Airlines Group có thể chi tối đa 30 đến 57 triệu đồng để mua cổ phiếu ưu đãi.
“Trong bối cảnh thu nhập bị giảm sút, việc được mua cổ phiếu với giá 10.000 đồng sẽ là cơ hội để người lao động sở hữu thêm cổ phiếu HVN; qua đó tạo động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc, tạo sự gắn kết với tổng công ty”, hãng hàng không quốc gia cho hay; và khẳng định đây là một cơ hội đầu tư dài hạn với khả năng sinh lời cao; ít rủi ro cho người lao động, đặc biệt với những người đã gắn bó lâu dài.
Vietnam Airlines khẳng định việc phân phối quyền mua cổ phiếu; sẽ được thực hiện theo nguyên tắc công khai, khách quan, minh bạch; và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ nhân viên.
Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn tới ngành hàng không
Nửa đầu năm nay, công ty mẹ Vietnam Airlines ước lỗ khoảng 9.823 tỷ đồng; lỗ hợp nhất dự kiến khoảng 10.788 tỷ đồng, các chỉ số tài chính diễn biến theo hướng rất tiêu cực và rủi ro.
Do dịch bệnh, công ty đã báo lỗ kỷ lục gần 11.200 tỷ đồng trong năm 2020. Và cũng được dự kiến lỗ thêm 14.500 tỷ trong năm 2021. ANA Holdings cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm tài khóa kết thúc vào 31/3/2021; tập đoàn Nhật Bản này ghi nhận lỗ ròng kỷ lục gần 405 tỷ yen; tương đương 3,7 tỷ USD. Doanh thu giảm 63% còn gần 730 tỷ yen. Vì vậy, ANA Holdings cũng không dồi dào tiềm lực tài chính để “bơm vốn” cho Vietnam Airlines trong đợt chào bán cổ phần này.
Do năng lực sản xuất vẫn ở mức thấp, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi; Vietnam Airlines đưa ra các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm nay đều xấu hơn năm ngoái. Trong đó, doanh thu hợp nhất dự kiến giảm 11,6% xuống còn gần 37.400 tỷ đồng. Hãng hàng không quốc gia dự kiến lỗ hợp nhất 14.526 tỷ đồng; tăng gần 30% so với năm 2020.
Kế hoạch này được xây dựng trên giả định Vietnam Airlines hoàn thành bán 11 tàu bay A321, Chính phủ cho phép mở cửa đón khách đến Phú Quốc; áp dụng hộ chiếu vaccine, hoàn thành giải ngân gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng; và có các biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ…