Gần đây, trong báo cáo tài chính quy II/2021 VOSCO vừa công bố lãi lên 222 tỷ đồng, bất chấp những tháng dịch triền miên, so với khoản lỗ 118 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái thì khả quan hơn nhiều. Có thể nói, ngành vận tải là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch Covid-19. Nguyên nhân đẩy giá cước lên mức cao là do những sự tắc nghẽn hay gián đoạn trong quá trình vận chuyển. Nhờ tiến hành thanh lý nhiều tài sản, chốt lãi từ mã cổ phiếu MSB và tái cơ cấu nợ để cấu trúc lại hoạt động. Sau nhiều năm liên tục báo lỗ thì VOSCO đã có lãi. Cùng tham khảo bài viết “VOSCO lãi đậm nhờ cổ phiếu MSB và thanh lý tài sản để tái cơ cấu” để hiểu rõ hơn nhé.
Nhờ cổ phiếu MSB mà VOSCO thông báo lãi khủng
CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco – mã VOS) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2021; với doanh thu thuần giảm nhẹ xuống 325 tỷ đồng. Giá vốn lại giảm mạnh giúp lợi nhuận gộp đạt gần 98 tỷ đồng; gấp 22 lần cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, Vosco ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến từ 2,2 tỷ đồng lên gần 104 tỷ đồng; nhờ thoái vốn tại Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank – mã MSB). Tính đến 30/6/2021, Vosco đã bán gần hết 8,75 triệu cổ phiếu MSB; và chỉ còn nắm giữ 672.241 đơn vị.
Ngoài ra, công ty còn thu về 94 tỷ đồng lãi khác từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định. Sau khi trừ chi phí, Vosco lãi ròng sau thuế 241,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 31,7 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm ngoái VOSCO đang có tăng trưởng đáng kể
Trong kỳ VOSCO thu về tới gần 104 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính; do bán các khoản đầu tư và lãi khác. Cùng với thanh lý tài sản lên tới hơn 94 tỷ đồng; đến từ thanh lý nhượng bán TSCĐ. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí VOSCO lãi sau thuế 241,6 tỷ đồng. Khả quan hơn rất nhiều khoản lỗ 31,7 tỷ đồng trong quý 2/2020.
Kết quả này đẩy lãi ròng 6 tháng đầu năm của Vosco lên 222 tỷ đồng; khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ 118 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái. Thậm chí, doanh nghiệp vận tải biển này còn hoàn thành vượt chỉ tiêu kinh doanh sau 6 tháng.
VOSCO cho biết đội tàu trong quý 2 hoạt động ổn định; an toàn và hiệu quả hơn so với cùng kỳ. Công ty đã ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô. Tiếp tục kiểm soát chi phí và cải thiện kết quả kinh doanh. Ngoài ra công ty triển khai có hiệu quả tái cơ cấu toàn diện. Bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức và tái cơ cấu đội tàu.
Năm 2021, Vosco lên kế hoạch sản lượng giảm hơn 25% xuống mức 5 triệu tấn; doanh thu tương ứng 127 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2020. Dù vậy, doanh nghiệp vận tải biển này lại đặt mục tiêu có lãi trở lại 30 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ.
Tái cơ cấu hợp lý giúp công ty có lãi sau nhiều năm thua lỗ
Bên cạnh đó, Vosco cũng đang trong quá trình tái cơ cấu tình hình tài chính, giảm nợ, lãi vay. Cuối năm 2020, Vosco đã tái cơ cấu được khoảng nợ tại Vietcombank và đang tiếp tục đàm phán để tái cơ cấu khoản nợ cuối cùng tại BaovietBank.
Khoản thu nhập tài chính trong kỳ đến từ việc Vosco đã thoái vốn tại Ngân hàng Hàng hải (MSB). Tính đến 30/6/2021, VOSCO đã giảm sở hữu cổ phiếu Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) Từ 8,75 triệu cổ phiếu xuống còn 672.241 cổ phiếu. Như vậy nhiều khả năng doanh thu tài chính trong kỳ đến từ việc bán cổ phiếu MSB.
Ngoài ra, Vosco hiện đang có 2 khoản vốn góp tại Đại lý tàu biển và Logistics Vosco và Thương mại & Dịch vụ Vosco bên cạnh khoản đầu tư tài chính với SSV. Các doanh nghiệp này đều có lãi tuy nhiên không cao.